Chuyển đổi số cảng biển

VietChallenge
10:01 16/08/2022

Tổng quan

Cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế về biển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, một trong nhiệm vụ là ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cảng biển đang tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, chuyển đổi số nhằm tạo dịch vụ tốt nhất cho hoạt động giao nhận hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Quy mô thị trường

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 804/QĐ-TTg ngày 08/7/2022 công bố danh mục cảng biển Việt Nam. Trong đó đã xác định danh mục và phân loại 34 cảng biển theo các nhóm:

- 11 cảng biển nhóm 1

- 07 cảng biển nhóm 2

- 14 cảng biển nhóm 3

- 02 cảng biển đặc biệt

Thực trạng hiện tại

Sau 2 thập kỷ được quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh cả về chất và lượng nhưng với những bất cập hiện có, chúng ta còn đang rất lạc hậu so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Hạ tầng cảng biển Việt Nam chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hải khu vực và thế giới , thiếu các cảng biển hiện đại có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn; trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, năng suất thấp…

Hiện nay, chỉ 5% doanh nghiệp Kho Bãi Cảng đầu tư ứng dụng công nghệ vào hoạt động khai thác sản xuất, giải quyết được khoảng 6 triệu Teus trong hơn 20 triệu Teus mỗi năm, khiến cho chủ hàng tốn thời gian, chi phí để thực hiện giao dịch. Khó khăn trong việc tìm kiếm contianer rỗng, dịch vụ vận tải, tình hình kẹt xe ngày càng trầm trọng.

Mong muốn lời giải

- Cảng biển không giấy tờ. Kiểm tra và quản lý thông tin hàng hóa theo thời gian thực, xác thực định danh giao dịch. Các hãng tàu nội địa và Quốc tế sử dụng lệnh giao hàng diện tử (Electronic Delivery Order) thay cho giấy giao hàng.

- Thanh toán không dùng tiền mặt cho các giao dịch, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch.

- Mô hình kết nối dữ liệu kho bãi cảng, vận tải, hãng tàu và chia sẻ dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giải quyết bài toán chi phí logistics, nâng cao cạnh tranh và giải quyết bài toán giao thông cơ sở hạ tầng giao thông. Các cơ quan nhà nước tham gia vào quá trình này có thể bao gồm Hải quan, Biên phòng, Sở Giao thông vận tải…

- Nền tảng có khả năng tích hợp toàn bộ dữ liệu logistics toàn quốc, trở nên siêu ứng dụng quốc gia, giúp doanh nghiệp nâng tầm quản lý, tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí, đáp ứng tiêu chí Cảng xanh (green port).

- Kết hợp một số mô hình kinh tế chia sẻ (như Grab) để tối ưu hóa luồng vận chuyển của các container, giải quyết một số vấn đề nhức nhối hiện nay.

Văn bản liên quan

- Quyết định 804/QĐ-TTg ngày 08/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ công bố danh mục cảng biển Việt Nam.

- Quyết định số 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổ chức, cá nhân đưa ra bài toán

- Tổ chức: Cục Tin học hóa

- Cá nhân:

+ Họ và tên: Ông Lê Anh Tuấn

+ Chức vụ: Trưởng phòng Quản lý Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, Cục Tin học hóa

+ Điện thoại: +84904199221

+ Thư điện tử: latuan@mic.gov.vn

Liên hệ

Người đại diện:

·  Họ và tên: Đỗ Công Anh

·  Chức vụ: Cục trưởng

·  Điện thoại: 

·  Thư điện tử: dcanh@mic.gov.vn

Lời giải 0

Đăng lời giải

Chưa có lời giải