Chuyển đổi số doanh nghiệp dệt may

VietChallenge
10:01 01/09/2022

Tổng quan

Trong những năm qua, ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thu nhập trung bình của lao động trong lĩnh vực dệt may khoảng 3.800 USD/người/năm.

Năm 2020, 2021, ngành Dệt may là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19. Đồng thời, với đặc thù sử dụng nhiều lao động và dây chuyền sản xuất, ngành Dệt may cũng đang đứng trước nhiều sức ép do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuyển

Quy mô thị trường

Thị trường ngành may: Ngành dệt may với doanh thu xuất khẩu đạt 39 tỷ USD năm 2021, với hơn 7000 doanh nghiệp dệt may, trong đó có 80% doanh nghiệp SMEs. Dự kiến doanh thu xuất khẩu này sẽ đạt 43 tỷ USD vào cuối năm 2022.

Qua thời gian dịch bệnh, các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng, chuyển đổi nhanh theo hướng đầu tư vào chuyển đổi số cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chịu được áp lực của thị trường về chất lượng và giao hàng nhanh. 

Thực trạng hiện tại

Theo kết quả khảo sát của Tập đoàn Dệt may Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu với hơn 300 doanh nghiệp dệt may trên cả nước, về độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với CMCN 4.0, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2,59 trên thang điểm 5 của khảo sát.

Khoảng 80% doanh nghiệp dệt may vẫn là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do vậy, nguồn lực để tiếp cận, triển khai và sử dụng công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế. Trình độ nhân lực của các doanh nghiệp Dệt May còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thông), trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%.

Dựa trên kết quả khảo sát từ hơn 100 doanh nghiệp trong Báo cáo "Thực trạng và nhu cầu chuyển đổi số ngành dệt may" (do Novaon Tech phối hợp VITAS thực hiện), có tới 50% doanh nghiệp trong ngành vẫn còn sử dụng Excel trong việc quản trị nguồn nhân lực thay vì áp dụng các phần mềm, ứng dụng chuyển đổi số. Bên cạnh đó, 85% doanh nghiệp chưa biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu và gặp khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị triển khai.

Vấn đề của các doanh nghiệp dệt may SMEs:
- Không thể theo dõi tiến độ của các bộ phận một cách dễ dàng
- Ra quyết định chậm trễ vì không có dữ liệu theo thời gian thực
- Giao tiếp không có trách nhiệm giữa các phòng ban, vì hầu hết các doanh nghiệp dệt may trao đổi với nhau qua Zalo. Do đó, việc giao tiếp trên Zalo không đảm bảo tính bảo mật thông tin, cũng như các bộ phận dễ bị bỏ lỡ thông tin.

Mong muốn lời giải

- Một nền tảng tích hợp để quản lý tổng thể quá trình sản xuất dệt may, từ khâu quản lý đầu vào, đến sản xuất và quản lý đầu ra.  

- Số hoá toàn bộ quy trình sản xuất lên Cloud, để theo dõi được tiến độ sản xuất một cách dễ dàng hơn.

- Kết nối với các thiết bị IoTs: Màn hình hiển thị, tablet, máy tính, điện thoại, cảm biến, QR code, nút đếm... giúp cho nhà quản lý ra quyết định nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi và dữ liệu có tính thời gian thực.

- Việc giao tiếp được thực hiện ngay trên phần mềm và mọi thông tin đều được lưu vết, giúp cho các phòng ban không bị miss thông tin và đảm bảo 100% tính bảo mật.

Văn bản liên quan

- Quyết định 598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025.

- Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Tổ chức, cá nhân đưa ra bài toán

- Tổ chức: Công ty cổ phần SLife

- Cá nhân:

+ Họ và tên: Đinh Quang Đoàn

+ Chức vụ: Tổng Giám đốc

+ Điện thoại: 0904.354.356

+ Thư điện tử: dinhdoan@slife.com.vn

Tổ chức, cá nhân sẵn sàng cho áp dụng thử nghiệm

- Tổ chức: Công ty cổ phần Slife

Liên hệ

Người đại diện:

·  Họ và tên: Đỗ Công Anh

·  Chức vụ: Cục trưởng

·  Điện thoại: 

·  Thư điện tử: dcanh@mic.gov.vn

Lời giải 0

Đăng lời giải

Chưa có lời giải