Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các địa phương, nhất là tuyến miền múi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hiện nay đang thiếu hụt nhân lực, nhất là nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng, công nghiệp ICT; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh, an toàn, an ninh thông tin...
Nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước phần lớn cán bộ phụ trách CNTT đều là cán bộ kiêm nghiệm, biệt phái, hợp đồng, không có chuyên môn sâu về CNTT. Bên cạnh đó công việc không ổn định, mức lương thấp không tương xứng với trình độ và áp lực công việc đặt ra nhiều cán bộ xin chuyển công tác, thậm chí xin thôi việc. Trong khi đó, kết quả của việc chuyển đổi số có thành công hay không thì yếu tố nhân lực là then chốt, quyết định.
Nguồn nhân lực trong xã hội còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin thiếu hụt trầm trọng, hiện chỉ chiếm 2,8% tổng số lao động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong khi yêu cầu đặt đặt ra kinh tế số phải chiếm 20% GRDP vào năm 2025.