Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải

Thanh Hương
09:24 11/08/2022

Tổng quan

1. Tên bài toán:

Khai thác, sử dụng hiệu quả các dữ liệu số phục vụ nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về hàng hải, tăng cường cung cấp dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp nhằm bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả vận tải hàng hải.

2. Mô tả chi tiết vấn đề, bài toán đặt ra:

a) Bối cảnh chung

- Việt Nam là một quốc gia ven biển, với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, có diện tích trên 01 triệu km2. Vùng biển và thềm lục địa Việt Nam chứa đựng nhiều tài nguyên và tiềm năng phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260km, với nhiều cửa ngõ thông thương và gần các tuyến hàng hải quốc tế, tạo lợi thế lớn cho chiến lược phát triển kinh tế biển.

- Trong chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành hàng hải đóng vai trò quan trọng, trong đó cảng biển là hạt nhân phát triển, là đầu mối tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông tới mọi miền đất nước. Vận tải biển hiện đảm nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hóa tới các vùng miền, là huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển, phân phối hàng hóa của nền kinh tế.

- Ưu thế của vận tải biển là số lượng lớn, quãng đường dài, chi phí thấp... Hiện nay, 80% khối lượng hàng hóa trao đổi thương mại giữa các quốc gia trên thế giới là do vận tải biển đảm nhận và ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, tỷ lệ này theo hướng tăng dần (năm 2015 chiếm 81,8%; năm 2016 chiếm 80,1%; năm 2017 chiếm 83,3%; năm 2019 chiếm 80,1%; năm 2019 chiếm 80% và năm 2020 chiếm 78,7%).

b) Một số tồn tại

- Việt Nam là một quốc gia ven biển với bờ biển trải dài trên 3.260km, có
diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
trên 01 triệu km2. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng cảng biển còn đầu tư chưa đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng hải.

Hệ thống cảng biển được xây dựng mở rộng nhanh nhưng còn thiếu đồng bộ với hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện. Ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều hạn chế, bất cập. Sản lượng hàng hóa, mật độ đội tàu vào, rời các cảng biển ngày càng gia tăng nhưng chưa song hành với phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại cảng biển gây khó khăn cho công tác quản lý an ninh, an toàn tại cảng biển; phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu; giám sát và điều phối giao thông hàng hải; ...

- Trong nhu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế của đất nước ngày càng nhanh chóng, lượng hàng hóa và hành khách thông qua cảng biển ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải hiện nay còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Một trong những nguyên nhân là thiếu công cụ phân tích, dự báo về hàng hóa vận chuyển, năng lực vận tải biển, khả năng cung ứng dịch vụ hàng hải, ... gây nên tình trạng ùn ứ trong quá trình vận tải hàng hóa đến các khu vực cảng biển, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vận tải biển.

- Ứng dụng CNTT được Cục Hàng hải Việt Nam quan tâm, xác định đây
là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi hiện đại hóa ngành hàng hải. Cho đến nay, Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng, đưa vào sử dụng nhiều hệ thống thông tin (Hệ thống VTS, LRIT, AIS, ...) và các CSDL chuyên ngành phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến (như đăng ký tàu biển, quản lý thuyền viên, ...) cho người dân và doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. Một trong những Hệ thống CNTT quan trọng được triển khai là Hệ thống CNTT thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển phục vụ giải quyết thủ tục điện tử cho tàu thuyền vào, rời cảng biển. Tuy nhiên, các hệ thống CSDL, phần mềm ứng dụng được triển khai tại Cục Hàng hải Việt Nam mang tính cục bộ dẫn đến việc khó khăn trong trao đổi, kết nối thông tin trong toàn hệ thống, hạn chế việc khai thác thông tin chung, đặc biệt là trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu.

Ngoài ra, việc thiếu Hệ thống thông tin thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu về: Quản lý công tác quy hoạch, lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải; Cảnh bảo tình trạng ùn ứ trong quá trình vận tải hàng hóa đến các khu vực cảng biển; Hỗ trợ điều hành, xử lý sự cố giao thông hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển; dịch vụ thông tin logistic phục vụ vận tải đa phương thức; cảnh bảo sớm những bất thường của thời tiết gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hàng hải, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Các ngành kinh tế trên thế giới đang có xu hướng tiến tới mức độ tự động hóa ngày càng cao, ngành vận tải biển cũng đang thích ứng với xu hướng này bằng các công nghệ thông minh trên tàu biển, trong khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và trong cung cấp dịch vụ vận tải. Các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải, Internet vạn vật (IoT) và phân tích dữ liệu tạo các hệ thống thông tin thông minh hơn, đưa ra các quyết định quan trọng sau khi đánh giá trọng số của nhiều thông số khác nhau. IoT cho phép người dùng kết nối hàng ngày các vật thể với đám mây hoặc Internet để điều khiển các đồ vật hàng ngày chỉ bằng một nút bấm. Phân tích dữ liệu là xương sống đằng sau tất cả các công nghệ mới, nó cho phép các nhà khoa học và kỹ sư khai thác và thu thập thông tin hữu ích từ hàng triệu dữ liệu mà lẽ ra không thể phân tích được. Bằng cách kết hợp các tính năng này vào ngành hàng hải, chúng ta có thể cải thiện hiệu quả của vận tải biển, quản lý thời gian và sản lượng tốt hơn. Việc ứng dụng các công nghệ mới, đòi hỏi năng lực của hệ thống hạ tầng mạng cũng như phương thức quản lý dữ liệu, khai thác dữ liệu được thay đổi. Việc xây dựng hệ thống máy chủ, các thiết bị mạng theo hướng tập trung hóa cũng là một mục tiêu quan trọng. Việc tập trung hóa các cơ sở hạ tầng CNTT giúp cho việc quản lý dễ dàng, đầu tư mặt bằng cũng như các thiết bị phụ trợ khác được hiệu quả, triển khai các ứng dụng trên nền cơ sở hạ tầng tập trung cũng được phân bổ nguồn lực vừa đủ, linh hoạt khi triển khai, tránh lãng phí trong đầu tư mua sắm. Để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cần đầu tư hệ thống công nghệ thông tin có tính nền tảng để kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải. Phát triển hệ sinh thái tích hợp lấy dữ liệu số làm trung tâm nhằm kết nối hoạt động vận tải biển - cảng biển - dịch vụ logistics là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng hải Việt Nam.

c) Kết luận

Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số vào công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp đồng thời là một bước chuẩn bị cho các thay đổi lớn hơn về CNTT ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải như ứng dụng chuỗi khối (BlockChain), thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần logistics thông minh; xây dựng hệ thống Phân tích dữ liệu suy luận từ các kho lưu trữ thông tin lớn đến từ các môi trường hoạt động lớn như các tàu và cảng biển cần có hạ tầng CNTT đủ mạnh, dữ liệu số và các công cụ phân tích dữ liệu đầy đủ để phát triển, đáp ứng tốt hơn nữa nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước của Cục Hàng hải Việt Nam.

Thực trạng hiện tại

3. Hiện trạng giải quyết vấn đề, bài toán đặt ra:

a) Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải để thực hiện thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý các dữ liệu chuyên ngành hàng hải.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải cung cấp các tính năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành hàng hải:

+ Cổng dữ liệu mở ngành hàng hải: Cung cấp dữ liệu mở của ngành theo
các hiệp ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam tham gia.

+ Hệ thống báo cáo, phân tích dữ liệu hàng hải (Dashboard) phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam.

+ Hệ thống Dịch vụ số phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cảnh bảo tình trạng ùn ứ trong quá trình vận tải hàng hóa đến các khu vực cảng biển; Hỗ trợ điều hành, xử lý sự cố giao thông hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển; dịch vụ thông tin logistic phục vụ vận tải đa phương thức; cảnh bảo sớm những bất thường của thời tiết.

+ Quản lý công tác quy hoạch, lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải được tích hợp các dữ
liệu chuyên ngành hàng hải hiện có, gồm:

+ Dữ liệu đăng ký tàu biển: CSDL về đăng ký tàu biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam nâng cấp và kết nối với CSDL dùng chung về phương tiện của Bộ GTVT và CSDL Đăng kiểm tàu biển của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Hiện nay, CSDL về Đăng ký tàu biển đang quản lý 1.564 tàu biển Việt Nam.

+ Dữ liệu quản lý thuyền viên: CSDL về Quản lý thuyền viên đã được Cục Hàng hải Việt Nam nâng cấp và kết nối với CSDL dùng chung về người điều hiển phương tiện của Bộ GTVT. Hiện nay, CSDL về Đăng ký tàu biển đang quản lý 49.789 thuyền viên trong độ tuổi lao động.

+ Dữ liệu giám sát và điều phối giao thông hàng hải VTS: Cục Hàng hải
Việt Nam đã thực hiện xây dựng, nâng cấp và đưa vào sử dụng 09 Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải tại 09 khu vực, gồm: Hải Phòng, Sài Gòn – Vũng Tàu (bao gồm cả Cái Mép – Thị Vải), Cửa Lò, Nghi Sơn, Quy Nhơn, Đà Nẵng, An Giang, Đồng Nai, Rạch Giá.

+ Dữ liệu nhận dạng và truy theo tầm xa LRIT: Hệ thống nhận dạng và
truy theo tầm xa (LRIT) gồm: 01 Đài thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) tại Hải Phòng. Hệ thống sau khi được đưa vào sử dụng đã đáp ứng yêu cầu về việc thiết lập hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO mà Việt Nam là thành viên. Hệ thống LRIT có chức năng thu nhận thông tin LRIT và cung cấp cho người sử dụng thông tin về định danh, vị trí, hành trình của các tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động trong vùng biển toàn cầu; và các tàu biển nước ngoài hoạt động trong Vùng thông
tin LRIT của Việt Nam (trong phạm vi 1000 hải lý từ bờ).

+ Dữ liệu nhận dạng tự động AIS: Hệ thống nhận dạng tự động tàu thuyền (AIS), gồm: 01 Trung tâm dữ liệu AIS tại Hải Phòng và 40trạm thu AIS ven biển. Hệ thống AIS có chức năng thu nhận bản tin AIS từ các phương tiện lắp đặt thiết bị AIS (hoạt động trong vùng biển A1); cung cấp thông tin định danh phương tiện, vị trí, hành trình di chuyển và các thông tin liên quan của các phương tiện cho người sử dụng; cho phép tra cứu lịch sử hành trình tàu trong quá khứ theo nhu cầu của người sử dụng.

+ Dữ liệu tàu thuyền và hàng hóa vào, rời cảng biển từ Hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển.

+ Dữ liệu kiểm tra tàu biển: Phần mềm ứng dụng kiểm tra tàu biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng, triển khai tại các cảng vụ hàng hải nhằm cung cấp các thông tin về kiểm tra tàu biển Việt Nam.

+ Các dữ liệu được thu thập từ các thiết bị IoT, camera giám sát, quan trắc dòng chảy và mực nước...tại các khu vực cảng biển.

b) Xây dựng các CSDL mới, tích hợp với Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải.

Dữ liệu quản lý kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải (bao gồm cả dữ liệu quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải).

Dữ liệu quản lý tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.

Dữ liệu quản lý doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.

Dữ liệu quản lý vận tải và dịch vụ hàng hải.

Mong muốn lời giải

3. Hiện trạng giải quyết vấn đề, bài toán đặt ra:

a) Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải để thực hiện thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý các dữ liệu chuyên ngành hàng hải.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải cung cấp các tính năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành hàng hải:

+ Cổng dữ liệu mở ngành hàng hải: Cung cấp dữ liệu mở của ngành theo
các hiệp ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam tham gia.

+ Hệ thống báo cáo, phân tích dữ liệu hàng hải (Dashboard) phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam.

+ Hệ thống Dịch vụ số phục vụ người dân và doanh nghiệp: Cảnh bảo tình trạng ùn ứ trong quá trình vận tải hàng hóa đến các khu vực cảng biển; Hỗ trợ điều hành, xử lý sự cố giao thông hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển; dịch vụ thông tin logistic phục vụ vận tải đa phương thức; cảnh bảo sớm những bất thường của thời tiết.

+ Quản lý công tác quy hoạch, lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải.

- Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải được tích hợp các dữ
liệu chuyên ngành hàng hải hiện có, gồm:

+ Dữ liệu đăng ký tàu biển: CSDL về đăng ký tàu biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam nâng cấp và kết nối với CSDL dùng chung về phương tiện của Bộ GTVT và CSDL Đăng kiểm tàu biển của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Hiện nay, CSDL về Đăng ký tàu biển đang quản lý 1.564 tàu biển Việt Nam.

+ Dữ liệu quản lý thuyền viên: CSDL về Quản lý thuyền viên đã được Cục Hàng hải Việt Nam nâng cấp và kết nối với CSDL dùng chung về người điều hiển phương tiện của Bộ GTVT. Hiện nay, CSDL về Đăng ký tàu biển đang quản lý 49.789 thuyền viên trong độ tuổi lao động.

+ Dữ liệu giám sát và điều phối giao thông hàng hải VTS: Cục Hàng hải
Việt Nam đã thực hiện xây dựng, nâng cấp và đưa vào sử dụng 09 Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải tại 09 khu vực, gồm: Hải Phòng, Sài Gòn – Vũng Tàu (bao gồm cả Cái Mép – Thị Vải), Cửa Lò, Nghi Sơn, Quy Nhơn, Đà Nẵng, An Giang, Đồng Nai, Rạch Giá.

+ Dữ liệu nhận dạng và truy theo tầm xa LRIT: Hệ thống nhận dạng và
truy theo tầm xa (LRIT) gồm: 01 Đài thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) tại Hải Phòng. Hệ thống sau khi được đưa vào sử dụng đã đáp ứng yêu cầu về việc thiết lập hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO mà Việt Nam là thành viên. Hệ thống LRIT có chức năng thu nhận thông tin LRIT và cung cấp cho người sử dụng thông tin về định danh, vị trí, hành trình của các tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam hoạt động trong vùng biển toàn cầu; và các tàu biển nước ngoài hoạt động trong Vùng thông
tin LRIT của Việt Nam (trong phạm vi 1000 hải lý từ bờ).

+ Dữ liệu nhận dạng tự động AIS: Hệ thống nhận dạng tự động tàu thuyền (AIS), gồm: 01 Trung tâm dữ liệu AIS tại Hải Phòng và 40trạm thu AIS ven biển. Hệ thống AIS có chức năng thu nhận bản tin AIS từ các phương tiện lắp đặt thiết bị AIS (hoạt động trong vùng biển A1); cung cấp thông tin định danh phương tiện, vị trí, hành trình di chuyển và các thông tin liên quan của các phương tiện cho người sử dụng; cho phép tra cứu lịch sử hành trình tàu trong quá khứ theo nhu cầu của người sử dụng.

+ Dữ liệu tàu thuyền và hàng hóa vào, rời cảng biển từ Hệ thống công nghệ thông tin thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển.

+ Dữ liệu kiểm tra tàu biển: Phần mềm ứng dụng kiểm tra tàu biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng, triển khai tại các cảng vụ hàng hải nhằm cung cấp các thông tin về kiểm tra tàu biển Việt Nam.

+ Các dữ liệu được thu thập từ các thiết bị IoT, camera giám sát, quan trắc dòng chảy và mực nước...tại các khu vực cảng biển.

b) Xây dựng các CSDL mới, tích hợp với Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải.

Dữ liệu quản lý kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải (bao gồm cả dữ liệu quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải).

Dữ liệu quản lý tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.

Dữ liệu quản lý doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải.

Dữ liệu quản lý vận tải và dịch vụ hàng hải.

Đề xuất lời giải cho bài toán đặt ra:

- Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu chuyên ngành hàng hải để thực hiện thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý các dữ liệu chuyên ngành hàng hải; và cung cấp các tính năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành hàng hải. 

- Xây dựng, nâng cấp các CSDL chuyên ngành hàng hải tuân thủ theo Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải (Phiên bản 2.0) được phê duyệt tại Quyết định số 2097/QĐ-BGTVT ngày 06/11/2020 và Chương trình chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê d.uyệt tại Quyết định số 2269/QĐ-BGTVT ngày 08/12/2020.

Tổ chức, cá nhân đưa ra bài toán

Họ và tên: Lê Nam Tuấn

Chức vụ: Chuyên viên Phòng Khoa học – Công nghệ và Môi trường, Cục Hàng hải Việt Nam.

Số điện thoại di động: 0904525686.

Thư điện tử: lenamtuan@gmail.com

Liên hệ

Họ và tên: Trần Thị Thanh Hương

Chức vụ: Chuyên viên, Trung tâm CNTT, Bộ Giao thông vận tải.

Số điện thoại di động: 0973031435

Thư điện tử: huongtt94@mt.gov.vn

Lời giải 0

Đăng lời giải

Chưa có lời giải