Trong những năm qua, ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thu nhập trung bình của lao động trong lĩnh vực dệt may khoảng 3.800 USD/người/năm.
Năm 2020, 2021, ngành Dệt may là một trong những ngành chịu nhiều tác động tiêu cực và kéo dài của đại dịch Covid-19. Đồng thời, với đặc thù sử dụng nhiều lao động và dây chuyền sản xuất, ngành Dệt may cũng đang đứng trước nhiều sức ép do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuyển
Cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế về biển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, một trong nhiệm vụ là ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cảng biển phù hợp với xu hướng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cảng biển đang tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, chuyển đổi số nhằm tạo dịch vụ tốt nhất cho hoạt động giao nhận hàng hóa, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Thói quen đọc, văn hóa đọc đã hình thành ở bộ phận sách giấy truyền thống. Trong thời đại chuyển đổi số, chúng ta cần tạo ra những sản phẩm, ứng dụng công nghệ số để người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ và lan tỏa hơn nữa văn hóa đọc trong cộng đồng tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm
2025, định hướng đến năm 2030”. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Quyết định có nêu: “100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.”
Trong giảng dạy trực tuyến, nguồn học liệu mở phong phú, có chất lượng là điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến. Ngoài các đặc điểm của học liệu mở, kho học liệu này cần có thêm các đặc điểm:
- Phù hợp với chương trình Giáo dục phổ thông 2018;
- Đã được cơ quan chuyên môn thẩm định;
- Dễ tiếp cận, sử dụng với số lượng lớn giáo viên.
Nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại các địa phương, nhất là tuyến miền múi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hiện nay đang thiếu hụt nhân lực, nhất là nhân lực CNTT có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng, công nghiệp ICT; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, đô thị thông minh, an toàn, an ninh thông tin...
Nguồn nhân lực trong cơ quan nhà nước phần lớn cán bộ phụ trách CNTT đều là cán bộ kiêm nghiệm, biệt phái, hợp đồng, không có chuyên môn sâu về CNTT. Bên cạnh đó công việc không ổn định, mức lương thấp không tương xứng với trình độ và áp lực công việc đặt ra nhiều cán bộ xin chuyển công tác, thậm chí xin thôi việc. Trong khi đó, kết quả của việc chuyển đổi số có thành công hay không thì yếu tố nhân lực là then chốt, quyết định.
Nguồn nhân lực trong xã hội còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực về công nghệ thông tin thiếu hụt trầm trọng, hiện chỉ chiếm 2,8% tổng số lao động đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, trong khi yêu cầu đặt đặt ra kinh tế số phải chiếm 20% GRDP vào năm 2025.
Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số là một xu thế trên toàn cầu, có tác động vô cùng sâu rộng lên các lĩnh vực của nền kinh tế - chính trị - xã hội. Trên cơ sở Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 là một trong những đề án quan trọng của tỉnh, là nội dung quan trọng để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh trong giai đoạn tới.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đầu tư, triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, ở tất cả các lĩnh vực và xác định lấy hiện đại hóa nền hành chính làm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Tỉnh đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và tổ chức triển khai Đề án xây dựng Chính quyền điện tử, Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh. Với quyết tâm chính trị cao, cách làm bài bản, có tính đột phá, sáng tạo, công tác chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, các dư địa mới đã được khai phá, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên dùng. Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Ninh trở thành khung tham chiếu của cả nước, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý báu cho xây dựng Chính phủ điện tử. Nền hành chính được hiện đại hóa, thể hiện rõ nét qua việc thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành, cách thức làm việc và phục vụ của cơ quan nhà nước nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Thủ tục hành chính được giải quyết bằng quy trình điện tử, hồ sơ điện tử, dịch vụ công trực tuyến, đến nay 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến, trong đó 70% dịch vụ công đạt mức 4, tạo sự công khai, minh bạch, thuận lợi, tăng tỷ lệ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan chính quyền các cấp. Mô hình thành phố thông minh đã đạt được một số kết quả bước đầu ở một số lĩnh vực như y tế thông minh, giáo dục thông minh, môi trường thông minh... mang đến nhiều giá trị thụ hưởng cho người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước. Thương hiệu về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Quảng Ninh được tạo dựng vững chắc với bộ chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS, PAPI dẫn đầu các tỉnh, thành cả nước và chỉ số ICT tỉnh Quảng Ninh từ vị trí thứ 61/63 so với các tỉnh, thành phố năm 2013 đã vươn lên đứng vị trí thứ 3/63 trong 02 năm (2019-2020).
Với những kết quả đã đạt được trong xây dựng Chính quyền điện tử và triển khai xây dựng mô hình thành phố thông minh, với tiềm năng, kinh nghiệm và lợi thế sẵn có, cùng với xu thế chuyển đổi số của thế giới, khu vực và quốc gia, Quảng Ninh xác định bài toán lớn là xây dựng và triển khai chuyển đổi số ở cả 03 trụ cột gồm Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Cụ thể:
4.1. Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:
Nhận thức đóng vai trò có tính chất quyết định trong chuyển đổi số. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu; hành động đồng bộ ở các cơ quan, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố cốt lõi bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Theo đó, phát triển Chính quyền số tổng thể, toàn diện trên cơ sở phát huy kết quả Chính quyền điện tử, thành phố thông minh, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị tạo ra động lực cải cách quản trị công mạnh mẽ dựa trên dữ liệu và công nghệ số tạo nền tảng dẫn dắt chuyển đổi số của tỉnh, chú trọng cải cách đầu tư công và hỗ trợ phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp số, công dân số.
4.2. Phát triển mạnh kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP của địa phương.
Kinh tế số thúc đẩy tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả kinh tế địa phương; đẩy mạnh chuyển đổi số trong doanh nghiệp; phát triển kinh tế số từ các ngành kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng, thế mạnh nổi trội, thúc đẩy giá trị kinh tế số Internet, đột phá về kinh tế số ICT góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và tạo các giá trị tăng trưởng mới. Quảng Ninh tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); thuộc nhóm dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trong toàn quốc. Đến hết năm 2025, kinh tế số chiếm ít nhất 20% GRDP của tỉnh. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm.
4.3. Xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người để hình thành công dân số, xã hội số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền số quốc gia:
Phát triển xã hội số dựa trên ba trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người, tạo đột phá về hạ tầng số đảm bảo liên thông, đồng bộ, tổng thể, hiện đại; thu hẹp khoảng cách số; xây dựng bộ tiêu chí về văn hóa số của người Quảng Ninh văn minh, lịch sự trên môi trường số.
1. Tên bài toán:
Khai thác, sử dụng hiệu quả các dữ liệu số phục vụ nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về hàng hải, tăng cường cung cấp dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp nhằm bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu quả vận tải hàng hải.
2. Mô tả chi tiết vấn đề, bài toán đặt ra:
a) Bối cảnh chung
- Việt Nam là một quốc gia ven biển, với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, có diện tích trên 01 triệu km2. Vùng biển và thềm lục địa Việt Nam chứa đựng nhiều tài nguyên và tiềm năng phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260km, với nhiều cửa ngõ thông thương và gần các tuyến hàng hải quốc tế, tạo lợi thế lớn cho chiến lược phát triển kinh tế biển.
- Trong chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành hàng hải đóng vai trò quan trọng, trong đó cảng biển là hạt nhân phát triển, là đầu mối tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thông tới mọi miền đất nước. Vận tải biển hiện đảm nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hóa tới các vùng miền, là huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển, phân phối hàng hóa của nền kinh tế.
- Ưu thế của vận tải biển là số lượng lớn, quãng đường dài, chi phí thấp... Hiện nay, 80% khối lượng hàng hóa trao đổi thương mại giữa các quốc gia trên thế giới là do vận tải biển đảm nhận và ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, tỷ lệ này theo hướng tăng dần (năm 2015 chiếm 81,8%; năm 2016 chiếm 80,1%; năm 2017 chiếm 83,3%; năm 2019 chiếm 80,1%; năm 2019 chiếm 80% và năm 2020 chiếm 78,7%).
b) Một số tồn tại
- Việt Nam là một quốc gia ven biển với bờ biển trải dài trên 3.260km, có
diện tích các vùng lãnh hải thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
trên 01 triệu km2. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng cảng biển còn đầu tư chưa đồng bộ, thiếu cơ sở hạ tầng lớn, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành hàng hải.
Hệ thống cảng biển được xây dựng mở rộng nhanh nhưng còn thiếu đồng bộ với hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện. Ô nhiễm môi trường biển ở nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành vấn đề cấp bách; các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển bị suy giảm; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biển xâm thực còn nhiều hạn chế, bất cập. Sản lượng hàng hóa, mật độ đội tàu vào, rời các cảng biển ngày càng gia tăng nhưng chưa song hành với phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại cảng biển gây khó khăn cho công tác quản lý an ninh, an toàn tại cảng biển; phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu; giám sát và điều phối giao thông hàng hải; ...
- Trong nhu cầu hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế của đất nước ngày càng nhanh chóng, lượng hàng hóa và hành khách thông qua cảng biển ngày càng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, hệ thống cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải hiện nay còn nhiều tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Một trong những nguyên nhân là thiếu công cụ phân tích, dự báo về hàng hóa vận chuyển, năng lực vận tải biển, khả năng cung ứng dịch vụ hàng hải, ... gây nên tình trạng ùn ứ trong quá trình vận tải hàng hóa đến các khu vực cảng biển, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của vận tải biển.
- Ứng dụng CNTT được Cục Hàng hải Việt Nam quan tâm, xác định đây
là động lực góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, tạo điều kiện để thực hiện thắng lợi hiện đại hóa ngành hàng hải. Cho đến nay, Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng, đưa vào sử dụng nhiều hệ thống thông tin (Hệ thống VTS, LRIT, AIS, ...) và các CSDL chuyên ngành phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến (như đăng ký tàu biển, quản lý thuyền viên, ...) cho người dân và doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải. Một trong những Hệ thống CNTT quan trọng được triển khai là Hệ thống CNTT thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển phục vụ giải quyết thủ tục điện tử cho tàu thuyền vào, rời cảng biển. Tuy nhiên, các hệ thống CSDL, phần mềm ứng dụng được triển khai tại Cục Hàng hải Việt Nam mang tính cục bộ dẫn đến việc khó khăn trong trao đổi, kết nối thông tin trong toàn hệ thống, hạn chế việc khai thác thông tin chung, đặc biệt là trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu.
Ngoài ra, việc thiếu Hệ thống thông tin thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu để đáp ứng các yêu cầu về: Quản lý công tác quy hoạch, lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải; Cảnh bảo tình trạng ùn ứ trong quá trình vận tải hàng hóa đến các khu vực cảng biển; Hỗ trợ điều hành, xử lý sự cố giao thông hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn trên biển, bảo vệ môi trường biển; dịch vụ thông tin logistic phục vụ vận tải đa phương thức; cảnh bảo sớm những bất thường của thời tiết gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hàng hải, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Các ngành kinh tế trên thế giới đang có xu hướng tiến tới mức độ tự động hóa ngày càng cao, ngành vận tải biển cũng đang thích ứng với xu hướng này bằng các công nghệ thông minh trên tàu biển, trong khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và trong cung cấp dịch vụ vận tải. Các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải, Internet vạn vật (IoT) và phân tích dữ liệu tạo các hệ thống thông tin thông minh hơn, đưa ra các quyết định quan trọng sau khi đánh giá trọng số của nhiều thông số khác nhau. IoT cho phép người dùng kết nối hàng ngày các vật thể với đám mây hoặc Internet để điều khiển các đồ vật hàng ngày chỉ bằng một nút bấm. Phân tích dữ liệu là xương sống đằng sau tất cả các công nghệ mới, nó cho phép các nhà khoa học và kỹ sư khai thác và thu thập thông tin hữu ích từ hàng triệu dữ liệu mà lẽ ra không thể phân tích được. Bằng cách kết hợp các tính năng này vào ngành hàng hải, chúng ta có thể cải thiện hiệu quả của vận tải biển, quản lý thời gian và sản lượng tốt hơn. Việc ứng dụng các công nghệ mới, đòi hỏi năng lực của hệ thống hạ tầng mạng cũng như phương thức quản lý dữ liệu, khai thác dữ liệu được thay đổi. Việc xây dựng hệ thống máy chủ, các thiết bị mạng theo hướng tập trung hóa cũng là một mục tiêu quan trọng. Việc tập trung hóa các cơ sở hạ tầng CNTT giúp cho việc quản lý dễ dàng, đầu tư mặt bằng cũng như các thiết bị phụ trợ khác được hiệu quả, triển khai các ứng dụng trên nền cơ sở hạ tầng tập trung cũng được phân bổ nguồn lực vừa đủ, linh hoạt khi triển khai, tránh lãng phí trong đầu tư mua sắm. Để hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, cần đầu tư hệ thống công nghệ thông tin có tính nền tảng để kết nối, chia sẻ dữ liệu cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hải. Phát triển hệ sinh thái tích hợp lấy dữ liệu số làm trung tâm nhằm kết nối hoạt động vận tải biển - cảng biển - dịch vụ logistics là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành hàng hải Việt Nam.
c) Kết luận
Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số vào công tác quản lý, điều hành, tác nghiệp đồng thời là một bước chuẩn bị cho các thay đổi lớn hơn về CNTT ứng dụng trong lĩnh vực hàng hải như ứng dụng chuỗi khối (BlockChain), thiết lập chuỗi cung ứng và hậu cần logistics thông minh; xây dựng hệ thống Phân tích dữ liệu suy luận từ các kho lưu trữ thông tin lớn đến từ các môi trường hoạt động lớn như các tàu và cảng biển cần có hạ tầng CNTT đủ mạnh, dữ liệu số và các công cụ phân tích dữ liệu đầy đủ để phát triển, đáp ứng tốt hơn nữa nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trong công tác quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước của Cục Hàng hải Việt Nam.
Tên bài toán
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, tiến tới tăng cường chất lượng công tác quy hoạch phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và chống ùn tắc giao thông.
Mô tả chi tiết vấn đề, bài toán đặt ra
a. Bối cảnh chung
- Theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 với nội dung như sau:
(1) Cao tốc: Đến năm 2030, có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841 km so với với năm 2021), đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km, bao gồm:
Trục dọc Bắc Nam (02 tuyến): Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (Từ Lạng Sơn - Cà Mau) chiều dài khoảng 2.063 km, quy mô 4 - 10 làn xe; Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.205 km, quy mô 4 - 6 làn xe; Khu vực phía Bắc gồm 14 tuyến, chiều dài khoảng 2.305 km, quy mô 4 - 6 làn xe; Khu vực miền Trung - Tây Nguyên gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.431 km, quy mô 4 - 6 làn xe; Khu vực miền Nam gồm 10 tuyến, chiều dài khoảng 1.290 km, quy mô 4 - 10 làn xe. Vành đai đô thị Thủ đô Hà Nội gồm 3 tuyến, chiều dài khoảng 425 km, quy mô 4 - 6 làn xe; vành đai đô thị Thành phố Hồ Chí Minh gồm 2 tuyến, chiều dài khoảng 295 km, quy mô 4 - 8 làn xe.
(2) Mạng lưới Quốc lộ: gồm 172 tuyến, tổng chiều dài khoảng 29.795 km (tăng 5.474 km so với năm 2021), phân chia thành quốc lộ chính yếu và thứ yếu, tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu cấp III đối với đoạn đường thông thường và cấp IV đối với đoạn khó khăn;
(3) Đường bộ ven biển: Qua địa phận 28 tỉnh, thành phố, tổng chiều dài khoảng 3.034 km, quy mô 2 - 4 làn xe, hướng tuyến các đoạn không đi trùng các quốc lộ, cao tốc được quyết định trong quy hoạch tỉnh. Bộ GTVT đầu tư đoạn đi trùng quốc lộ, cao tốc; các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư các đoạn còn lại trước năm 2030.
- Chính phủ đã giao Bộ GTVT khẩn trương nghiên cứu để sớm trình chủ trương triển khai thực hiện mục tiêu đến năm 2030 cả nước có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc, đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
- Hạ tầng giao thông Việt Nam vẫn được coi là “nút thắt” phát triển KT-XH. Trong đó, mạng lưới giao thông đường bộ và đặc biệt là hệ thống đường quốc lộ đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc đảm bảo giao thông vận tải và phát triển KT-XH của đất nước. Các kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cho thấy, chi 1 đồng cho bảo trì đường bộ sẽ tiết kiệm được 3 đồng khi phải đầu tư xây dựng mới các tuyến đường. Mặt khác trong bối cảnh ngày càng gia tăng khối tài sản đường bộ, vai trò của các hoạt động bảo trì đường bộ đã trở thành rất cần thiết và đặc biệt quan trọng.
- Về phân loại, hiện nay mạng lưới đường bộ được chia thành 6 hệ thống gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng. Theo quy định của Nghị định số 33/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành, công tác quản lý nhà nước, khai thác, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được phân cấp thực hiện từ Trung ương tới địa phương (bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc).
Tương tác người máy thông qua nhận dạng hành vi biểu cảm qua hình ảnh và âm thanh là một bài toán rất quan trọng nhất là với AI robot. Tương tác robot có cảm xúc đang là xu hướng của thế giới.
Đảm bảo an toàn thông tin và an toàn, minh bạch dữ liệu là một thành phần cốt lõi trong các hệ thống thông tin cho smart city, do đó bên cạnh các giải pháp truyền thống blockchain đóng một vai trò quan trọng.
Xây dựng đô thị thông minh (ĐTTM), tỉnh Bắc Giang xác định một trong các mục tiêu là nhằm cung cấp các dịch vụ công (DVC) chất lượng và...
Xem thêmLạng Sơn là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng nền tảng cửa khẩu số tại hai cửa khẩu Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh. Mục tiêu...
Xem thêmThành phố Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) đã ứng dung app Long Khánh Smart từ đầu tháng 6/2021 nhằm kết nối người dân với chính quyền để cung...
Xem thêm